My Escape from Vietnam - Khoa Tran

Posted: Wednesday, December 14, 2016 by ttnbg in
3




I survived for three weeks traveling across 400 miles and faced many hardships and obstacles. I am thankful everyday for everyone who risked their lives to let us have a taste of this freedom that can be only found in America. One of the most difficult and most frightening experiences of my life was my adventure through the forests of Cambodia escaping from Vietnam. It was the most exciting and showed me the meaning of the struggle for freedom. For freedom many Vietnamese people died in the oceans and forests, or were raped and killed by people who were similar to them. I survived and had a meaningful and unforgettable experience to find freedom. The memory is still very vivid.

Life after the Collapse of South Vietnam

When the Second Republic of South Vietnam collapsed on April 30, 1975, almost all officers who served in the South Army Forces’ resistance to the North Communist regime and anyone who collaborated with the South Vietnam government were put in re-education camps for years. Then the Vietnam Communist government used force to kick all former officers' families who lived in the cities out of their homes.

A lot of people including my family were also expelled from the cities and kept in the new economic zones so that the Communists could extort money. They confiscated properties such as houses, factories, stores, cars, and jewelry from people. Everything changed; life became miserable, and we had no religion and no freedom.

Family Background

My family and I also wanted to escape immediately but because of my circumstances, I had to wait five years for opportunities to escape. In 1975, I was 14 year old and living with my family of 12 people; I had 5 sisters and 4 brothers. My father was a wealthy businessman in Ho Chi Minh City, formerly Saigon, so we were upper class. Because of this, my father was deprived of all his wealth by the Vietnamese Communist government and more brutally than this, they put him in jail, what they call a “re-education camp,” for three years. I never forgot the day when ten policemen broke into our house during a birthday party for one of my sisters. They came in, handcuffed my father, then they took him out of the house and put him in the police car and drove him away. They put us together in the living room, and they stole everything in the house. They took all my father’s ten houses and everything in them.

They accused him of being part of the American CIA, collaborating with the “American Empire” and making a fortune on the exploitation of the sweat and blood of hard-laboring civilians. These charges were made up to put him in prison without a trial.

In 1978 my father was released from jail. When he realized that life under the Communist rule would be impossible, he immediately began looking for the ways get us out of the country. My eldest brother was a lieutenant in the Vietnamese army, so he had the opportunity to leave for America on an American War ship the day the South Vietnam government collapsed.

First Attempt

My first escape, however, was a failure. A friend of my father who had a fishing boat offered to take my family along with his family to escape by water. My father was to sup-ply gasoline, food, water, and a compass for the trip. The plan was moving forward but suddenly his friend was caught by the police when one of his fellow fishing men betrayed him. After this chance was lost, we knew it would be difficult to leave. It was too risky for the entire family to attempt to escape. If caught by the government, my whole family would be arrested and sent to concentration camps together.

My father decided that we should escape one by one at different times. I was approaching the age for registration into the army it also was very difficult for me to get higher education because my father was considered “reactionary element.” The new regime exacted its revenge by drafting into its army many children of its southern enemies. They gave them very little training and then sent them ahead of the regular soldiers to fight in Cambodia. Vietnam invaded Cambodia after the Khmer Rouge massacred many Vietnamese civilians along with Cambodians in that country in 1978. My father thought it urgent that I should leave first to escape this danger while the rest of the family would find a way out eventually when they had the opportunity and money.

Second Attempt

My second attempt was to escape by boat. Unfortunately, when we were about to leave the port the Vietcong caught us. They put me in jail for six months. Life in jail was very horrible and disgusting. This jail was located in the rural area far away from Saigon. Prisoners were forced to perform hard labor. We had two meals a day, consisting of one dirty bowl of rice with fine gravel, and a bowl of soup made with water, salt, and some vegetables. I lost weight and got sick. Every night the Vietcong gave us lessons on their political ideology. We had to write self-criticisms every week, which were reports on our improvement and how our ideas were changing toward communism.

After I got out of jail, I attempted to escape a few more times, but it seemed that I was failing at each attempt to escape. My family was not discouraged though; my father kept searching for a way out. Finally some luck came to us! An old friend of my father knew some Cambodians who knew the way to get from Vietnam to Thailand though the country of Cambodia. These Cambodians lived in Vietnam for ten years, and they spoke Vietnamese fluently in addition to their native language. By occupation they were border traders between Thailand and Cambodia and because of this they knew how to get around within Cambodian territory and some villages of Thailand near the border.

They agreed to take me to Thailand but my father had to pay the guides one ounce of gold in advance and four ounces of gold after the guides returned to Vietnam if I arrived in Thailand safely. A guide came to my house one week before the trip and he explained to me and my neighbor Tuan, who would travel with me, everything we must know about the escape routes and what we should expect to go through. The guides also taught us a few Cambodian words and warned us not to speak our language during the trip. We were to keep quiet and follow whatever they told us to do. The only things we were allowed to take along were one set of clothes, some medicine, and some small towels. I had my bike tuned up ready for the long trip.


The Escape

It was raining heavily when we started off from Saigon on April 15, 1980. We had to keep the escape plan in secret, so the only one who saw me off was my father. He biked with me to the bus station where we met Tuan and two Cambodian guides. After he bought me a bus ticket, my father gave me a last big hug and told me, “Take care your-self; we will miss you, and I don’t know when we are going to see you again. Remember to write us as soon as you get to Thailand.”

My father suddenly took out from his pocket some cigarettes and gave it to me. He said, “Have some cigarettes, and enjoy it during the trip to Tay Ninh.” I was quite shocked, my father was very strict with us about smoking cigarettes. I never smoked in front of him and I did not think he knew I smoked. He looked very sad and worried. I saw tears in his eyes.


Crossing into Cambodia

The guides, Tuan, and I put our bikes on top of the bus and traveled to the province of Tay Ninh, which is about 60 miles Northwest of Saigon near the border of Cambodia. We arrived there at dusk. It was very dark but we biked from the bus station to one of the guide’s relative’s house to have a break there. We had to wait for the right time to cross the border. After several hours, we got ready to begin our journey. We had to cross the border at night using trails which the guides knew very well in order to hide from Vietnamese army officers guarding the border. It was a very cold and rainy night and it was totally dark. I could not see far; the only thing that we could see was the flickering light from the flash light that one of the guides held.

When we got to a trail by the Cambodian border, the guides told Tuan and me to hide in the bushes, while they biked around to observe the area. They needed to figure out the right time to cross the border. We hid in the bush for couple of hours anxiously waiting for them; we were nervous, cold, and starving. Our bodies were shivering and we hoped the guides would come back soon. They finally showed up and told us that it was the right time to cross. They told us to ride very fast in order to cross the border as quickly as possible to avoid getting caught by soldiers. They had crossed the borders many times in the past so it was normal for them, but it was new and very difficult for us. We were extremely exhausted because of the cold of the jungle night and the rough trail. We tried to ride as fast as we could to keep up with the guides or else we would be lost in the dark night of the forest.

It took us a whole night to cross the border but at dawn we came to the first province of Cambodia called Kong Pong Cham. I begged the guides to get us something to eat. We were very tired, hungry, and thirsty. They agreed to stop at a little market place for us to rest. They ordered some Cambodian food for us to eat, and water to drink. I was so thirsty that I drank almost a gallon of water. After a one-hour rest, the guides took us to a friend’s house. At this house we met another Vietnamese man who also paid the guides to take him to Thailand. His name was Ysa and he was born in Vietnam of the Champa people, a minority mountaineer group. He spoke Vietnamese and Cambodian fluently.


Secret Words in a Letter

The guides asked us to wear Cambodian clothes and helped us put turbans around our heads to look similar to the Cambodian villagers. The guide leader forced us to write to our family saying that we are arrived in Thailand safely. He explained that the reason we had to write the letter in advance was because when we get to Thailand there would be no time to write, and they would be in jail if the Vietnamese soldiers caught them with our letters. He also told us that the letters would get lost easily if he carried them with him on the trip back to Vietnam.

My father already prepared for this situation and told me that if the guides forced me to write a letter, I should go ahead write the letter home. However, I was not to use secret words which only my family and I would know. If they return a letter that does not have the secret words, my father would not pay the guides the rest of the money. He would know that I did not get to Thailand safely. They left our letters at this house to pick up on their return trip. Now we knew in our heart that these guides were not honest people but were untrustworthy and dangerous. But we did not have any other choice, since we were now in Cambodia and we did not know how to get back to Vietnam. We had only one choice—continue the trip.

We continued our trip next morning. The guides told us that we still have about 300 miles to go. At this province more of their friends joined our group. They were all border traders so they always go together as a group to protect themselves. We rode for couple of hours under the hot sun; it was about 100ºF and it turned out to be my unlucky day.

Broken Bike

We were riding down hill when my bike suddenly hit a rock and got a flat tire. I fell down and got scratches and bruises. The front wheel of my bike was bent badly and needed to be fixed. We were in the forest with not even a single house around. The leader of the guides was very upset about my bike. He threatened to send me back to Vietnam. Other guides refused to help me bring my bike to a repair shop at the closest village which turned out to be about 10 miles away.

Ysa was my hero and my savior. He volunteered to help take my bike to the repair shop. He begged the guide’s leader not send me back to Vietnam and asked him to send one guide to lead us to the village to get my bike fixed. He finally agreed after Ysa gave him some of his money and I wrote another letter to my father asking that he pay him extra money to repair the bike. I got on Ysa’s bike and carried him while he held my broken bike. We followed the guide to the repair shop.

We took turns carrying my broken bike under the extreme heat. We were very tired and sweaty. Our bodies needed water and my throat was so dry it hurt. There was no way of finding water in the jungle since it was dry season. I began to see spots before my eyes and felt faint. I started to doubt that I could make it. We went over many hills full of rocks while I carried Ysa. Finally, we got to the village; while we waited for my bike to be fixed, we drank gallons of water. Ysa was my savior so I owe him. He had a big heart; he was willing to help me in this dangerous situation. Even today, I wonder what would have happened to me if Ysa did not take a chance and help me.

We continued on with our journey the next morning after spending a night sleeping on the market’s food tables with no blankets. We rode all day to get to the next province call Kong Pong Thom. We saw so many Vietnamese soldiers on the streets of this province so the guides told us to ride in the middle of their group to avoid getting caught. At small street vendors, they ordered food for us to eat. However, the guides warned us that not to say anything when civilian Cambodians tried to talk to us. They told us to just pretend we were deaf.

Truck Ride

The next day, the guides negotiated a ride to the next province with a truck driver. This truck had a closed trunk full of rice bags. The driver agreed to drive us to next province but told us that we had to stay inside on top of the rice bags with our bikes. The inside of the truck was dark with just a little window, so there was not much air. The road we were traveling was full of deep holes and I felt so sick that I threw up several times. From time to time the truck had to stop at the check points which were controlled by Vietnamese soldiers who opened the trunk to check for hidden weapons or escaping Vietnamese people. Ysa, Tuan, and I were surrounded by the guides who bribed those soldiers with several packs of cigarettes and money to keep us from getting into trouble. After 70 miles the truck driver dropped us off and we continued by bike west to Phnom Penh, the capital of Cambodia. On the way there we passed the huge rice fields where the guides showed us where the Pol Pot regime killed and buried many Cambodian people. I was terrified to see skulls in the rice fields. We had to walk up to our thighs in water through these rice fields. One of my sandals broke so I continued barefoot. My feet were bleeding from tripping over roots. As we walked I wondered why Pol Pot was so brutal that he had millions of his own innocent people killed. At the Capital the guides took us to a relative’s house to rest. I had a chance to take a shower for the first time in almost two weeks. We left Phnom Penh the next day with only six guides since the rest of the guides went on to do their own business in the capital of Cambodia. We continued to ride for several more days and went through several more villages. We got another ride on a truck for 50 more miles.

After three weeks, we finally got to the Battambang province, which is close to the border of Thailand, and we spent a night there. We were only 15 miles from the border of Thailand so the guides prepared us for what was going to happen when we crossed the border. They promised that if we got caught by the Vietnamese soldiers patrolling the Cambodia-Thailand border, they could get us out. Because we did not trust them at all, we prayed and hoped that we would not get caught. We arrived at the small village named Soisiphon near the border at dusk. The leader asked us to write another letter home to say that we got to Thailand safely while we stayed at another house that night. I wrote my father a letter but did not use the secret words.

Thailand Border

May 6, 1980 was the big day since it was the day we would cross the border to freedom! Between the borders the Vietnamese communists built many gates so they could watch the border traders who passed through. They allowed Cambodian civilians to cross the border to trade with Thai civilians. To catch escaping Vietnamese, the Vietnamese and Cambodian soldiers randomly asked people where they were going as they crossed the border.

When we got to the gates three guides crossed though the gate first and the soldiers did not ask any questions. Tuan was the next one to cross the gate when suddenly a Vietnamese soldier stopped him and spoke to him. Tuan did not understand the question so he answered the soldier with broken Cambodian words. Immediately the soldier recognized Tuan’s Vietnamese accent. He yelled at him in Vietnamese, “Come here boy, try to escape huh?” He took Tuan to custody.

I was next. My heart was beating so hard and my legs started shaking, but it was too late to turn around to go back to Cambodia. I had no choice but to cross this gate. I took a deep breath and walked with my bike forward toward the gate. One Vietnamese soldier stared hard at me but no one asked me anything. Each second took way too long as I walked through the gate. Once through the gate I felt so relieved that they did not realize that I was Vietnamese. Ysa crossed last; he spoke Cambodian fluently so he had no problems when they stopped him at the gate. He answered the soldiers’ questions without any problems.

We were very worried for Tuan and wondered what would happen to him now. He nearly finished the hardest trip of his life only to be caught at this border. Even though they had promised help, the guides told us that they could not do anything to get Tuan released. They told us that they would find a way to rescue him later. They forced us to continue on without him. Although Ysa and I were very upset and urged to them to work harder to get Tuan out, the guide’s leader threatened to leave us at the gate too if we did not continue on.

Guerilla Territory

After the gate we entered an area called “no-mans land” which is about three miles between the Thailand-Cambodia borders. This “no-mans land” was where the guerrilla military base camps for the Pol Pot, Para, and Thailand guerillas were. It was a very dangerous war zone and as we continued we heard a lot of gun shots very near to us. The guides told us that there was fighting between Pol Pot guerrillas and the Cambodian government and that this was backed by Vietnamese Communist regime.

After five hours of riding we finally got to the first Thailand village where the international Red Cross was located. The guides did not want go with us to the Red Cross for some reason, so they pointed far ahead of us where the flag of the Red Cross flapped in the wind.


Red Cross Station
Ysa and I gave the guides our bikes and thanked them for leading us here. Now I wrote my father another letter saying that I’m safe and could finally write my secret words. I was so happy that and I cannot describe my feelings at that time. It felt like a re-survival after many long, horrible, and scary nightmares. Ysa and I walked to Red Cross office with bare swollen feet and told them, “We are Vietnamese. We would like to take refuge at the Red Cross.”

I had nothing left except my dirty worn clothes which I had been wearing the entire trip. The people at International Red Cross welcomed us to the world of freedom. Before we went in the Red Cross station, we stopped by a little house at a market nearby. The lady in the house warned us that the people at the Red Cross check everything in your body to look for money or valuable things. We listened to her, and I gave her a little gold of mine which I hid it inside the sandal. When I came back to ask for my gold back after I checked in from Red Cross, someone in that house said that the lady had gone back to Cambodia.

Near Capture

I was very disappointed and I slowly walked back to the Red Cross station about 5000 feet away. Suddenly, a stranger grabbed my wrist from behind, and I he asked me some questions in Cambodian which I did not understand. I pointed to the Red Cross sign indi-cating that I came from there. He knew I was Vietnamese, so he held my right wrist and starting dragging me back to the Cambodia jungle.

I was terrified that even after I checked in at Red Cross station and thought I was safe, I was not out danger yet; this was a life or death situation. I heard stories of how men kidnap Vietnamese people who were trying to escape through Thailand, and try to sell them to Pol Pot guerrilla or Para group for some money or rice. Those guerrillas would keep us in their Army or keep us enslaved forever. I had to think quickly about how to fight with this guy. There were so many people walking in the market at that time. One lady was walking toward us. I moved myself to the left a little bit so the lady would walk between us. The man had no choice but to let go of my wrist so the lady could pass.

At that moment I turned around and pushed him down with his bike. Then I jumped up and knocked my sandals off my feet, turned around, and ran toward the Red Cross station. The man got up and on his bike and chased after me. I ran as fast as I could on my swollen bare feet on the very hot 100ºF dirt road. He yelled in Cambodia for help in catching me, saying that I robbed him so people would catch me. He and several people were chasing after me. I almost got to the Red Cross entrance when they grabbed my shirt.

The Red Cross guards did not know what was going on, so they pointed their guns up to the sky and shot some rounds forcing me to stop. I saw my group was sitting together behind the military fence and they called me to get in quickly. I saw a dog-size hole at the fence, so I dived in that hole to get inside the Red Cross center. Several people who checked in the Red Cross at the same time spoke Cambodian and told the Red Cross guard that I already checked in earlier and not to listen to the strange Cambodian guy who was trying to take me back. I could barely walk on my burning feet. It took almost a week for my feet to heal. I learned a big life lesson from this incident.



Refugee Camp

The Red Cross drove us to NW9 after one day there. NW9 is a refugee camp near the border of Cambodia also run by the International Red Cross. My adventure was over. I finally reached my goal and found freedom. As soon as I got to the refugee camp I sent two letters: one to my family and the other to my eldest brother in Long Island, New York. I let them know that I made it to Thailand safely and told my brother that I could not wait to reunite with him. I stayed in NW9 refugee camp for 8 months, and one month at Phanat Nikhom refugee camp in Chonburi, Thailand waiting for my brother’s sponsor papers to be completed.

I’m glad I survived and made it to this free country, and I am thankful everyday for everyone who risked their lives to let us have a taste of this freedom that can be only found in America. I am thankful to the American government, churches, and many charity organizations that helped us adjust at the beginning of our new life in America. I also am very thankful to my parents whose sacrifices gave me the chance to come to America. Their irrepressible spirit and character are enduring inspirations and gave me the strength to face my darkest hour.

Post Note

I arrived in Long Island, New York, on December 29, 1980, and was reunited with my eldest brother. I clearly remember knowing that I had made it to my final destination when I took my first bite from a McDonald’s hamburger. My family and I are naturalized citizens, and our family was reunited in Long Island in 1984, 1985 when the Vietnamese government finally granted the rest of my family’s visas to immigrate to America. I have been working for Cartus Corporation in Danbury Connecticut for almost 17 years doing computer support, and live in Connecticut with my wife Uyen and my two kids Justin & Cassidy. I have 43 members of my family living in the United States and it still continues to grow. Most of my brothers and sisters live in Long Island, NY and the rest are in different parts of the country.

After Tuan got caught at the Thailand border, the Vietcong sent him back to Vietnam. He stayed in prison for one year but once he got out of prison, he made a final attempt to escape and he made it to Thailand. He now lives in Westminster, California.

Ysa now lives in Virginia. He earned his B.S degree in electrical engineering and is working for the Navy in Maryland.

By Khoantran | Posted May 12, 2010 | Sandy Hook, Connecticut


Hồi Ký Vượt Biên Đường Bộ - Huyên Chương Quý

Posted: Sunday, March 20, 2016 by ttnbg in
0

"Mặc cho các cô kêu gào, khóc lóc thảm thiết, chúng vẫn tiếp tục hành vi cầm thú. Một anh trong nhóm ba đàn ông bị bắt chung bổng hét lên "Đ.M... Tao liều chết với tụi mày" rồi nhảy vào kéo bật hai tên lính Miên ra khỏi thân thể trần truồng của hai cô gái Việt..."


*


Tác giả Huyên Chương Quí, tên thật là Khải Huy, là một sinh viên Saigon, sau tháng Tư 1975, tác giả từng bị chế độ cộng sản xua đi làm “nghĩa vụ quân sự” tại chiến trường Kam Pu Chia. Cuối năm 1980, Quí một mình vượt biên đường bộ, qua biên giới Thái Lan, hai lần vượt ngục khi bị quân của Khờ Me Đỏ và sau đó là Khờ Me Tự Do bắt giam, định cư tại Mỹ từ 1982.

Hồi ký sau đây trích từ sách Khát Vọng Tự Do, kể lại những gian nan của người vượt biên đường bộ, từng chứng kiến thảm cảnh người vượt biên bị quân Khờ Me Đỏ cướp bóc, hãm hiếp, tàn sát.


Vượt Biên Giới
Nước Thái ở hướng Tây Campuchia. Khi mới vào rừng, tôi cứ nhắm hướng Tây đi tới, gần gần con đường mòn, để tránh bị lạc hướng. Lần lần, có nhiều cây rừng rậm rạp che khuất, hoặc nhiều vũng bùn lầy rộng chắn lối, tôi phải đi vòng đến những nơi thưa cây nên xa dần đường mòn, bị lạc luôn trong rừng.
Trời không trăng. Trong đêm tối, tôi phải vẹt cây gai, cây dại dầy đặc nên tốc độ đi rất chậm. Thời khắc trôi qua theo từng bước chân, tôi chẳng biết đi được bao xa rồi. Nếu muốn quay về cũng không biết đi theo hướng nào. Thôi, cứ bước tới. Tối nay tìm chỗ ngủ sớm, đợi ngày mai xem mặt trời, sẽ dễ định ra hướng Tây.
Rán đi tiếng nữa, bụng cồn cào. Tôi chợt nhớ từ xế chiều đến giờ chưa ăn gì. Nhịn đói thôi. Mai tìm trái cây rừng để ăn. Đến một vũng nước, tôi vốc nước uống đầy bụng rồi đi tiếp. Hai năm trước theo đơn vị hành quân, vài lần đóng quân trong rừng, nhưng có đồng đội chung quanh, nên không có gì sợ hay buồn. Bây giờ, một mình trơ trọi, chung quanh là màn đêm thăm thẳm, tôi thấy sợ sợ. Thêm cái cảm giác thật cô đơn, buồn bã khi nhìn lại mình như một bóng ma trơi trong rừng đêm. Thấm mệt rồi, nhịn đói ngủ thôi.
Tôi bứng nhiều bụi cỏ đem đến lót nơi một lùm cây rậm rạp. Tiết trời mùa đông ban đêm, lúc đi không thấy lạnh, nhưng khi nằm xuống cỏ, thấy lạnh kinh khủng. Chỉ mặc cái quần sọt và áo thun ngắn tay mỏng manh, nên cả người tôi run lên cầm cập. Tôi nằm co quắp người lại cố dỗ giấc ngủ. Cái lạnh, cái đói hành hạ, lại có nhiều tiếng ù u, ù u vang vang ở xa xa, và tiếng sột soạt của thú rừng đi ăn đêm, tôi không thể nhắm mắt.
Thao thức đến trời tờ mờ sáng, tôi ngủ luôn một giấc say sưa. Thức dậy, đã 12 giờ trưa. Nắng chang chang chói hai con mắt. Tội tìm vũng nước rửa mặt và vốc nước uống. Mặt trời ngay trên đỉnh đầu. Thế này, biết hướng nào là hướng Tây?
Giải quyết cái đói trước đã. Tôi đi vòng vòng tìm trái cây rừng. Tìm cả tiếng vẫn không thấy một loại cây nào có trái. Mặt trời đã hơi nghiêng về phía Tây. Nhịn đói đi vậy. Tôi phải luồn lách qua nhiều khu cỏ gai, tránh những đám cây rậm, vòng qua những đầm nước rộng, nên có lúc phải rẽ sang Nam, lúc quẹo qua Bắc, rồi mới tiếp tục đi theo hướng Tây. Mệt thì ngồi nghỉ chút, thấy đói thì uống nước vũng cầm hơi. Đi sáu tiếng rồi vẫn không thấy biên giới Thái đâu.
Mặt trời dần tắt nắng. Bóng tối dần phủ xuống cả khu rừng. Tôi lại phải dò dẫm đi từng bước. Gai cào sước khắp tay, chân, đau buốt. Bao tử, ruột, gan muốn nát vụn vì sự cào cấu của cơn đói. Hai ngày rồi không ăn gì. Lần đầu tiên tôi mới thấm thía cái đói thật sự như thế nào. Thèm cho vào bụng bất cứ cái gì, dù là vỏ cây, lá cây hay cỏ dại để có thể qua được cơn đói. Tôi còn đủ lý trí không làm như vậy vì sợ bị trúng độc, sẽ ngã bệnh. Bệnh nặng trong cảnh một thân, một mình nơi rừng sâu lạnh lẽo thế này đồng nghĩa với cái chết. Sẽ bỏ xác trong rừng sâu không ai biết đến. Chỉ còn biết uống nước vũng dằn bụng. Rán đi thêm hai tiếng nữa, tôi lại bứng cỏ lót chổ nằm trong lùm cây rậm.
Vừa chợp mắt ngủ được một chút thì mưa gió trùm phủ khu rừng. Tôi ngồi dậy, co rúm người vì lạnh. Nước mưa tạt xối xả lên người. Tôi chui vào một bụi cây rậm nhất, vẫn không tránh được nước mưa. Người tôi run lên từng hồi như bị mắc kinh phong. Mưa càng lúc càng to. Gió rít liên hồi, cây rừng nghiêng ngả. Đến sáng, mưa bớt dần, không dứt hẳn.
Suốt đêm không ngủ, phải chịu đựng mưa gió, tôi mệt quá, nhưng cũng cố gắng lên đường. Đi loanh quanh suốt buổi trong trời mưa rỉ rả. Lại xui, đôi dép bị đứt quai. Đành đi chân không. Rừng thẳm âm u trong cảnh trời tù mù không thấy mặt trời kéo dài năm ngày liền. Tôi không phân biệt được phương hướng, cứ đi lòng vòng mãi. Chỉ thấy rừng tiếp nối rừng. Đi chân không trong rừng là cả một cực hình. Hai chân chảy máu, bắt đầu sưng lên. Tôi đi cà nhắc từng bước một.
Nhịn ăn bảy ngày rồi. Bao tử đã tê liệt nên tôi không còn cảm giác biết đói nữa. Nước vũng kéo dài sinh mạng tôi. Thân xác rã rời, nhiều khi ngất xỉu, không biết bao lâu, tỉnh dậy lại loang choạng bước đi. Tôi không còn ý thức ngày và đêm nữa, có lúc cảm thấy tuyệt vọng lắm. Quý ơi ! Mày không thể chết lặng lẽ trong rừng sâu thế này. Phải sống, phải tiến tới để tìm được bến bờ tự do. Tôi quỳ xuống khấn nguyện Ơn Trên thiêng liêng phù hộ cho tôi vượt thoát khu rừng. Với ý chí sinh tồn mạnh mẽ, cùng với niềm tin có Ơn Trên cứu độ, tôi cứ cà nhắc từng bước đi tới.
Mưa đã dứt hẳn. Tôi có được một đêm ngủ thật say đến 2 giờ trưa hôm sau. Có sức lực, thêm trời nắng tốt và mặt trời chỉ hướng Tây, tôi lần ra được dấu vết xe bò hằn trên cỏ. Đi theo đường xe bò bốn tiếng, rừng thưa dần, và trước mặt tôi là một khu vườn chuối. Đã ra khỏi rừng.
Tính ra, tôi bị lạc trong rừng tám ngày, đêm. "Được sống rồi...Được sống rồi !" Tiếng reo to của tôi đem đến sự hiểm nguy. Hai tên lính Polpot không biết từ đâu lù lù hiện ra. Tôi bị chúng chỉa súng đưa đến một căn lều tranh lụp xụp trong vườn chuối. Lúc đó, có sáu người vượt biên khác cũng đang bị một toán lính Polpot dẫn tới. Chúng tôi bảy người, bốn đàn ông và ba phụ nữ trẻ đẹp bị chúng bắt cởi hết quần áo. Hai tên đứng chĩa súng, bốn tên lục các quần áo tìm vàng, bạc. Còn ba tên lần lượt khám xét từng người chúng tôi để lấy nữ trang, đồng hồ. Tôi chỉ có cái đồng hồ đeo tay bị chúng lột ngay. Ba người phụ nữ bị hai tên lính vừa khám xét lấy nữ trang vừa mò mẫm khắp chổ kín. Lục xét xong, chúng cho bốn đàn ông được mặc đồ lại và ngồi xuống một góc nhà, còn ba phụ nữ vẫn bị bắt đứng trần truồng như nhộng trước mắt mọi người.
Trời chạng vạng, bọn lính Polpot tụm lại ăn cơm. Họ không cho chúng tôi ăn uống gì. Cơm nước xong, ba tên cầm súng ra đứng canh trước cửa, sáu tên còn lại trong nhà kéo ba cô gái nằm xuống đất để thỏa mãn dục vọng. Các cô dẫy dụa, la hét, van xin. Nghe tiếng nói, tôi nhận ra hai cô người Việt, một cô người Tàu.
Mặc cho các cô kêu gào, khóc lóc thảm thiết, chúng vẫn tiếp tục hành vi cầm thú. Một anh trong nhóm ba đàn ông bị bắt chung bổng hét lên "Đ.M... Tao liều chết với tụi mày" rồi nhảy vào kéo bật hai tên lính Miên ra khỏi thân thể trần truồng của hai cô gái Việt. Một người đàn ông Việt khác cũng nhảy ào tới giúp sức cho anh. Có lẽ hai anh là người thân của hai cô gái. Cả ba, bốn tên lính Miên cùng nhào vào đấm, đá túi bụi hai anh. Sự uất ức biến thành sức mạnh, hai anh can đảm chống đỡ và đánh trả lại. Thấy cảnh hổn chiến kéo dài, một tên lính Miên cầm súng gác ở cửa chạy vào dùng báng súng nện liên tục lên đầu một anh. Máu trên đầu anh tuôn xối xả; anh ngã lăn kềnh ra mặt đất, nằm bất động. Tiếp theo là hai, ba tiếng súng nổ. Anh thứ hai bị trúng đạn cũng đổ nhào cả thân người xuống đất. Tên lính Miên còn điên cuồng dí họng súng gần mặt xác chết bắn thêm vài phát nữa. Bấy giờ, tôi đã ngồi thụp xuống ở xó lều. Thừa lúc lộn xộn đó, trong màn đêm bao phủ, tôi từ từ bò ra vườn chuối. Khi bò khá xa căn lều tranh, tôi đứng dậy đi cà nhắc theo đường xe bò. Nhiều tiếng súng nổ sau lưng. Với lòng cầu sống, dù chân bị sưng, tôi vẫn chạy thục mạng, nhanh như gió. Không biết bao lâu, đuối sức, tôi nằm ngã ra trên một bãi cỏ. Máu chảy dầm dề ở hai bàn chân, nhức nhối không tả xiết.
Trời tối đen. Chung quanh yên tĩnh. Giờ này cũng khuya. Tôi cố gắng vẹt cỏ tranh bò tới. Đường xe bò được tiếp nối bằng một con đường đất khá rộng. Tiếp tục bò theo con đường đất, khoảng tiếng sau, trước mắt tôi hiện ra một bờ hào cao, dài tít tắp, có bóng người lính cầm súng đứng trên một vọng gác. Tôi đoán đây là biên giới Thái. Lòng mừng rỡ như được thấy cha mẹ sống lại, tôi chậm chạp bò đến gần bờ hào. Nhờ trời tối, lính Thái không nhìn thấy, tôi vượt qua biên giới Thái dễ dàng. Con đường dẫn đến bến bờ tự do đang thênh thang phía trước. Tôi không ngờ... vẫn còn nhiều hiểm nguy đang chờ đón tôi !




Vướng Cảnh Lao Tù
Qua khỏi biên giới, trước mắt tôi là đường lộ nhựa. Quên hẳn cơn đau của hai bàn chân, tôi đứng dậy đi tới. Khoảng 30 phút sau, thấy có nhiều ánh đèn leo lét trong những ngôi nhà ở xa xa hai bên đường, tôi đoán là nhà dân nên quẹo vô một lối mòn, đi đến khu nhà bên trái. Tôi vào trúng một căn nhà bếp, có sẵn cơm, thức ăn trong vài cái nồi trên bếp. Đã nhịn đói suốt tám ngày, nên quên chuyện phải xin phép chủ nhà, tôi vội lấy dĩa, muỗng bới cơm, lấy thức ăn. Trong lúc vội vàng, tôi làm rớt cái nắp nồi gây nên tiếng động lớn trong đêm. Có tiếng người chạy đến. Tôi nhảy ngay xuống đường mương sau bếp. Vài phút sau, một họng súng M16 chỉa xuống đầu tôi. Thì ra đây là trại lính Thái. Tôi bị bắt, đưa vào một ngôi nhà rộng. Tôi nói bằng tiếng Anh là tôi đói bụng lắm, họ lấy cho tôi dĩa cơm với trứng chiên. Tôi ăn ngấu nghiến thoáng cái đã sạch dĩa. Vừa ăn xong, tôi bị một anh lính Thái chỉa súng lục vào đầu, tra khảo :
- Are you vi xi ? ( VC )
Hiểu họ đoán tôi là bộ đội Việt cộng, tôi vội trả lời :
- No vi xi. I am student from Saigon.
- Why you coming here?
- I’m looking for freedom. I just want to go to America
Anh lính Thái gằn giọng:
- I don t believe. You are vi xi.
Ngay sau câu nói là anh đấm vào mặt tôi, và hét lớn:
- You, vi xi., vi xi.
Tôi cũng hét lên :
- No ! I am not a vi xi.
Người lính Thái càng tức giận, đấm, đá tôi liên tục, còn lấy súng lục nện vào đầu tôi. Vừa khi thấy máu đầu chảy xuống lênh láng trên mặt, trên áo thì tôi ngất xỉu. Sáng tỉnh dậy, đã thấy một người lính Thái già đứng trước mặt. Ông nói tiếng Việt :
- Tôi là trung tá, tư lệnh ở đây. Sao em bị đánh như vầy?
Tôi mếu máo :
- Dạ. Họ nói em là Việt cộng nên đánh em. Em là sinh viên ở Sài Gòn đi tìm tự do.
Vừa nói, tôi vừa lấy ra bọc ni long có vài hình ảnh người thân và thẻ sinh viên đưa cho ông, nói tiếp:
- Ông xem giùm, em là sinh viên trường đại học Văn khoa. Em vượt biên qua đây để xin đi Mỹ.
Ông trung tá Thái xem qua giấy tờ, gật đầu :
- Được rồi. Em chờ đây, chút có xe đến chở em vào trại tị nạn. Hồi trước tôi có tham chiến tại miền Nam Việt Nam. Tôi có vợ Việt ở Gia Định. Em an tâm nhé.
Mừng quá, tôi yên trí ngồi chờ. Khoảng nửa tiếng sau, xe đến chở tôi đi, nhưng không chở đi trại tị nạn mà chở đến Ty công an A Ran. Công an Thái tịch thu hết giấy tờ, hình ảnh trong bọc ni long của tôi và tống tôi vào nhà tù.
Sau ba ngày giam giữ, họ chở tôi vào trại lính Khmer Tự do ở trên phần đất Campuchia sát biên giới Thái. Tôi cứ đinh ninh đây là thủ tục phải như vậy trước khi được cho vào trại tị nạn. Ngờ đâu, lính Khmer Tự do đem nhốt tôi vào một cái chuồng gỗ thấp lè tè, phải khom khom người khi xê dịch. Trong chuồng gỗ đã có hai thanh niên người Việt gốc Hoa. Một người có vẻ lớn tuổi hơn cho biết họ là anh em ruột, ở Chợ Lớn, bị bắt nhốt vào đây nửa tháng rồi.
Hàng ngày, chúng tôi bị lính Khmer Tự do bắt đi lao động, đào hầm, hố, đốn cây, chẻ củi. Họ cho chúng tôi ăn ngày hai bửa cơm trắng với muối. Mỗi cuối tuần được ăn một bửa cơm với cá hộp. Tôi lo lắng, không biết phải chịu đựng kiếp lao tù này đến lúc nào?!.
Một buổi trưa, sau khi đào xong cái mương, được cho ngồi nghỉ, tôi hỏi một anh lính Khmer Tự do biết tiếng Việt :
- Anh có biết chúng tôi chừng nào được cho vào trại tị nạn không ?
- Không biết nữa. Khi nào "ông lớn" thấy vui thì thả các anh.
Tôi than thở :
- Tôi bị nhốt ở đây gần tháng rồi. Biết chừng nào "ông lớn" vui đây? Anh có thể thả tôi đi không ?
- Đâu được. Anh muốn tôi bị nhốt như anh hở? Ông lớn nghiêm lắm.
Tôi hỏi dò :
- Hình như trại tị nạn ở gần đây phải không anh?
- Ừa. Có trại tị nạn NW9 cách đây hai cây số.
Tôi chỉ ra hướng con đường ở xa xa ngoài trại lính, hỏi :
- Thỉnh thoảng tôi thấy có xe Jeep cắm cờ thập tự đỏ chạy ngang. Họ là ai vậy?
- Là Hồng thập tự Quốc tế. Họ lo cho dân tị nạn trại NW9, và cũng thường cung cấp gạo cho trại lính chúng tôi để đổi lấy người tị nạn bị "ông lớn" bắt giữ.
- Vậy sao "ông lớn" các anh không trao đổi chúng tôi ?
- Thì vừa rồi tôi có nói, khi nào ông lớn" vui sẽ trao đổi các anh để lấy gạo.
Được anh nói chuyện cởi mở, tôi hỏi thêm :
- Các anh có phải lính của chế độ Lonnol không ?
- Phải, nhưng bây giờ là lực lương Khmer Tự do của tướng Sonsann.
- Tôi cũng có người anh rễ phục vụ trong chế độ Lonnol từ năm 1970. Anh rễ tôi tên Thạch Vọng, cấp bực sau cùng là thiếu tá.
Anh lính Miên ngạc nhiên :
- Hả? Thiếu tá Thạch Vọng hả? Phải ổng có vợ người Việt không? Bả tên Mùi, có hai con trai.
Tôi muốn hét lên, nhưng kịp ngăn lại, nói trong xúc động:
- Đúng rồi. Đúng rồi... Anh chị của tôi đó. Rồi tôi hỏi dồn dập :
- Anh quen với ảnh chỉ hở? Bây giờ ảnh chỉ ở đâu ? Có ở đây không ?
Người lính Miên lắc đầu:
- Chết hết rồi. Khi Polpot vào Nam Vang, đơn vị do ông Vọng chỉ huy rút vào rừng kháng chiến, đóng trại gần biên giới Thái. Được một thời gian, lính Polpot tấn công vào trại, tiêu diệt tất cả. Ông bà thiếu tá Vọng và hai con trai đều bị chúng giết.
ôi sững sờ trước cái tin buồn bất ngờ này. Niềm hy vọng có ngày anh chị em được trùng phùng đã tan thành mây khói! Tôi bật khóc nức nở.
Tối hôm đó, tôi không ngủ được. Hình ảnh chị Mùi, anh Vọng và hai cháu cứ chập chờn trong đầu tôi. Vậy là hết, anh Phùng, anh Thiện, em Hỷ đã mất vì đất nước, bây giờ thêm tin chị Mùi chết thảm cùng với gia đình, tôi thật sự không còn người thân ruột thịt nào nữa ở trên đời!
Biết được ngoài trại có xe Hồng thập tự thường chạy ngang qua, tôi lập kế hoạch trốn thoát. Sau hơn một tháng bị nhốt, lao động khổ sai, tôi không thể chờ đợi thêm cái ngày được "ông lớn" của trại Khmer Tự do này vui vẻ tha cho.
Một buổi chiều, sau giờ lao động gần con đường lớn ngoài trại, tôi giả vờ đau bụng và xin phép người lính Miên cho tôi đi giải quyết. Người lính Miên đứng chờ. Tôi chui vào một lùm cây rậm. Khi thấy người lính Miên châm thuốc hút và lơ đãng nhìn đi nơi khác, tôi vụt chạy ào ào một quãng xa rồi phóng ra khỏi hàng rào trại. Vài tiếng súng nổ ở phía sau, nhưng tôi đã chạy tới đường lớn cách trại khoảng trăm mét. May mắn thay, từ xa có xe Jeep cắm cờ Hồng thập tự chạy tới. Tôi đứng giữa đường, giơ hai tay lên. Xe ngừng lại trước mặt tôi. Hai người Mỹ xuống xe hỏi:
- Are you Vietnamese?
Tôi mau mắn trả lời:
- Yes! I am Vietnamese. I came from Saigon. I looking for freedom. Please help me.
- OK! We help you.
Tôi mừng rỡ như chết đi sống lại, nhảy lên xe Jeep. Nghe tôi khai bị đói, lạnh trong rừng suốt tám ngày đêm, Hồng thập tự chở tôi vào một bệnh viện dã chiến trong vùng Khmer Tự do, nằm dưỡng bệnh ba ngày. Tôi được cho uống thuốc, ăn cháo và các trái cây bổ dưỡng. Đươc sự che chở và chăm sóc của Hồng thập tự, tôi đã thật sự hồi sinh, nhìn thấy trước mắt một tương lai tươi sáng. Tôi thầm cảm tạ Trời cao thiêng liêng và Ông Bà, Cha Mẹ, Anh Chị Em linh hiển đã phù hộ cho tôi được chuyển nguy thành an.
Sau khi khỏe mạnh, tôi được Hồng thập tự chở vào trại tị nạn NW9. Bấy giờ là giữa tháng 1/1981. Tôi mừng rơi nước mắt. Cảm ơn Hồng thập tự Quốc tế. Cảm ơn những tấm lòng nhân ái của nhân viên Hồng thập tự và Cao ủy Liên hiệp quốc.




Trại Tị Nạn

Trại NW9 là trại tị nạn dành cho người vượt biên đường bộ. Trại nằm trên lãnh thổ Campuchia nhưng ở sát bờ hào biên giới Thái. Một cây cầu nhỏ bắc ngang từ bờ hào biên giới qua đến cổng trại. Hàng ngày, nhân viên Hồng thập tự từ bên đất Thái chỉ bước vài bước trên cầu nhỏ này là vào trại để làm việc. Ngày đầu được vào trại, lòng rộn ràng vui sướng, tôi hớn hở nhìn những người tị nạn khác đang tập trung ở gần văn phòng trại xem bảng niêm yết tin tức hay thư từ. Đồng bào Việt Nam tôi đây. Tôi có cảm giác thân thiết với tất cả mọi người, luôn miệng cười với người này, người nọ. Tôi được xếp cho một chổ ngủ trong một dãy lều dài thuộc khu dân sự. Vài hôm sau, được vài thanh niên cho biết, nếu là bộ đội Việt cộng tị nạn chính trị sẽ được cứu xét cho đi Mỹ nhanh hơn. Tôi lên văn phòng khai mình đã từng là bộ đội, được chuyển ngay qua một dãy lều trong khu bộ đội. Tất cả bộ đội nơi đây đều từ các đơn vị Việt cộng ở gần biên giới đào ngũ chạy qua Thái.
Dân tị nạn trong trại sinh hoạt rất vui vẻ. Dù việc ăn uống có hơi thiếu thốn, nhất là nước, mỗi người chỉ được bốn lít mỗi ngày để uống và tắm rửa, nhưng ai ai trong trại cũng được yên ổn sống qua ngày. Vài ba tối thì có nhiều người tụ tập liên hoan đưa tiễn người được xuất trại. Chỉ với nước trà và bánh, kẹo đơn sơ, họ mời nhau và đàn ca, nhảy nhót với nhau thật vô tư. Họ an tâm từ nay không còn phải sống với cộng sản nữa. Qua những buổi liên hoan đó, tôi quen thân với một người bạn tên Khúc duy Viễn, cũng là bộ đội tị nạn chính trị.
Tôi viết thư thăm anh chị Hải Vân và các bạn thân ở thương xá Rex như Phuợng, Đức, Minh... Một tháng sau, nhận được thư anh Vân và các bạn, tôi nhảy tưng tưng. Ở trại tị nạn, người ta rất khát khao thư từ người thân. Nhận được thư là người ta vui lắm. Vui nhất là những người có thân nhân ở các nước tự do gửi cho tiền. Nhờ đọc báo Văn nghệ tiền phong, tôi liên lạc được một hội thiện nguyện ở bang Kansas, xin hội làm hồ sơ bảo lãnh. Tháng rưởi sau, tôi nhận được giấy tờ bảo lãnh của bà hội trưởng Mai Liên. Nhờ có hồ sơ bảo lãnh này, sau bốn tháng ở trại NW9, tôi được chuyển đến trại Sikiu, cũng là trại tị nạn đường bộ nhưng ở sâu trong đất Thái.
Trại Sikiu được chia thành hai khu. Khu gia đình và phụ nữ ở chung. Khu khác dành cho thanh niên độc thân, có hai building giống như nhà tù, bị cách biệt với khu gia đình bằng một vòng rào kẻm gai cao lút đầu. Building 1 gồm nhiều thanh niên ở trại trên một năm vì không có thân nhân bảo lãnh, là building nhà giàu, có bàn đánh ping pong và ai cũng có máy hát nghe nhạc, tiền bạc tiêu xài rủng rỉnh. Đời sống họ sung túc trong hoàn cảnh tị nạn nhờ họ, ai cũng giả tên con gái đăng báo Văn nghệ tiền phong, mục tìm bạn bốn phương, dụ dỗ đàn ông độc thân ở Mỹ gửi tiền, quà cho họ. Tên cô "đực rựa" nào cũng đẹp: Hồng Ngọc, Thu Thảo v.v... Rồi họ gửi hình của thiếu nữ xinh đẹp nào đó mà họ có được, làm cánh đàn ông ở Mỹ chết mê, chết mệt. Thời đó, đàn ông độc thân bên Mỹ chịu cảnh khan hiếm đàn bà, khao khát tình cảm lắm, nên dốc túi gửi tiền và quà lia chia cho các cô bạn "đực rựa” này, hy vọng sẽ bảo lãnh được một cô vợ đẹp như tiên.
Building 2 là building nhà nghèo gồm những bộ đội tị nạn chính trị mới đến như tôi. Đa số là dân bộ đội có gốc rễ ở Sài Gòn hay miền Tây, trong hoàn cảnh tị nạn nghèo rớt mùng tơi vẫn còn tánh ăn chơi. Hàng đêm các chàng ta tụ tập thành từng nhóm ca hát, ôm nhau nhảy đầm, rồi kết bè, kết đảng quánh lộn, thường bị an ninh trại kéo ra ngoài building đánh cho một trận. Tôi cứ an phận sống qua ngày tháng. Ban ngày thì lặng lẽ đi vòng vòng trong khu độc thân, nhìn cảnh sinh hoạt mua bán nơi cổng trại, hoặc trò chuyện với Viễn. Mỗi tối, tôi thui thủi một mình trên cái chiếu trải trên sàn nhà ở một góc building. Đi tìm đời sống tự do, không phải là tự do kết bè đảng để đánh người hay bị người đánh !.
Hai tháng sau, tôi được phái đoàn Mỹ vào trại làm hồ sơ phỏng vấn, chụp hình. Thêm ba tháng rưởi nữa, tôi được chuyển đến trại Phanatnikhom. Được rời trại Sikiu, tôi mừng như người vừa ở tù ra.
Trại Phanatnikhom là trung tâm tị nạn lớn nhất ở Thái Lan, gồm người vượt biên từ các trại đường bộ và đường biển đã có hồ sơ bảo lãnh của thân nhân hay hội đoàn. Họ được chuyển đến đây để chờ được phái đoàn các nước thứ ba phỏng vấn chính thức, quyết định cho đi định cư hay không. Ở trung tâm này có đủ các sắc dân tị nạn: Việt, Miên, Lào. Vì quá đông nên trại không tổ chức phát cơm canh nấu sẵn cho người tị nạn, mà mỗi tuần phát thực phẩm cho từng tổ độc thân hay từng gia đình để tự nấu ăn. Tổ độc thân tôi có năm thanh niên. Cả tổ lãnh thực phẩm về rồi chia nhau ai muốn nấu ăn sao thì tùy. Sinh hoạt ở trung tâm vui nhộn như trong một thị trấn. Có chợ bán đủ loại hàng hóa và nhiều hàng quán bán thức ăn, thức uống như cơm dĩa, hủ tíu, cà phê, bánh mì, nước sinh tố... Dân tị nạn có thân nhân gửi tiền thì tha hồ vui chơi, tiêu xài ở chợ và các hàng quán này. Phượng, Đức ở thương xá Rex giới thiệu tôi với người bạn của hai cô ở bang California tên Nguyễn ngọc Lưu. Tôi được Lưu gửi cho 50 dollars. Nhờ vậy, thỉnh thoảng tôi cũng vào quán phong lưu chút đỉnh sau gần một năm gian truân khổ ải trong hành trình viễn xứ.
Giữa tháng 11 / 1981, tôi được phái đoàn INS Mỹ chính thức phỏng vấn và chấp thuận cho tôi đi Mỹ. Nhìn hai chữ OK của nhân viên INS phê vào hồ sơ, tôi mừng quá cỡ, cả người nhẹ hẫng như muốn bay lên trời.





Tình Đầu Đời Tị Nạn

Nỗi mừng được phái đoàn Mỹ chấp thuận chưa tiêu hóa xong thì qua hôm sau tôi lại có thêm một niềm vui khác không thể nào ngờ trước được. Tôi từ cửa phòng thư tín chen ra khỏi đám đông, vừa đi vài bước thì gặp một thiếu nữ đang đi tới. Cô mặc áo thun trắng ngắn tay bó sát thân mình và cái quần Jean xanh. Nhìn phục sức trẻ trung và khuôn mặt kiều diễm của cô, trông quen quá. Tôi ngẩn người nhìn cô một thoáng và bật reo lên :
- Trời ơi...Diệu !
Cô gái ngỡ ngàng nhìn tôi rồi cũng reo lên :
- Anh Quý ! Sau tiếng reo là Diệu nhào tới quàng hai cánh tay qua hai vai tôi, ôm chặc lấy tôi và nói trong xúc động :
- Anh Quý. Em không ngờ được gặp anh ở đây.
Tôi cũng ôm chặt cô, lòng bồi hồi, vui sướng. Trong hoàn cảnh tị nạn xa xứ này lại được gặp cố nhân. Người con gái xinh đẹp ở Thị Nghè ngày nào có với tôi tình thân thiết, và một thời gian tôi đã nhớ nhung cô muốn phát điên vì ám ảnh nụ hôn đầu đời do cô chủ động ban cho. Buông nhau ra, tôi mời Diệu vào quán. Chúng tôi ngồi sát bên nhau, vừa ăn uống vừa chuyện trò vui vẻ. Tôi nói :
- Từ sau tháng 4 / 1975, không còn gặp Diệu, anh nhớ quá chừng.
- Sao anh không đến gặp em?
- Ngay ngày 1 tháng 5 anh có đến tìm Diệu mà cả nhà Diệu đi vắng. Sau đó, phải lo toan đời sống mới nhiều khó khăn, anh không có dịp đến thăm em. Khoảng tháng 11 / 1975, anh nhớ em quá nên đến nhà em ở xóm chợ Thị Nghè thì em đã dọn nhà đi đâu rồi. Thấm thoát đã năm năm rưởi rồi hở Diệu.
- Đời sống mới trong chế độ Việt cộng khó khăn thiệt. Bố em bị đi tù "cải tạo". Mẹ bán nhà để lấy tiền nuôi Bố, nên dọn đến căn nhà nhỏ khác. Em sống đời con gái nhà nghèo, hết vui chơi phóng túng như trước.
Tôi nhìn Diệu mỉm cười :
- Đời sống con gái nhà nghèo mà Diệu vẫn đẹp. Bây giờ Diệu đẹp hơn xưa nhiều lắm.
Diệu cũng mỉm cười, không phủ nhận sắc đẹp của mình :
- Có đẹp hơn mà tình thì thiếu vắng !...
Sau câu nói, Diệu nhìn tôi với ánh mắt long lanh. Tôi muốn chìm sâu vào đôi mắt đẹp của Diệu. Sự rung động của cái tình nam nữ mà từ lâu tôi đã quên đối với Diệu bây giờ lại nổi lên mạnh mẽ trong tim tôi...
Ăn uống xong, Diệu nói :
- Thôi, mình đi anh. Về chổ em chơi nhé. Gặp mẹ em luôn. Mẹ em cũng hay nhắc đến anh.
Ra tới đường, Diệu nhoẻn miệng cười nhìn tôi :
- Anh nắm tay em đi. Như hồi ở Thị Nghè vậy.
Tôi nắm lấy bàn tay mềm dịu, mịn màng của Diệu, lòng lâng lâng vui sướng. Trời buổi chiều mùa Đông se se lạnh. Diệu đi nép vào tôi như người tình bé bỏng. Diệu hỏi :
- Anh Quý đã có vợ chưa?
- Đã ai yêu anh đâu mà có vợ.
- Vậy anh đi Úc với em nhé.
- Hôm qua, anh mới được INS phỏng vấn cho đi Mỹ.
- Tiếc quá! Em cũng thích đi Mỹ lắm. Nhưng em có người chị ruột ở Úc, nên mẹ muốn đi Úc. Vài ngày nữa mẹ và em sẽ được phái đoàn Úc phỏng vấn.
Về tới chổ Diệu ở, dì Sáu, mẹ Diệu, cũng vui mừng khi bất ngờ gặp lại tôi. Nói chuyện một hồi, dì Sáu nói : "Hai con cứ nói chuyện đi, mẹ qua thăm bà bạn mới đến trại". Khi dì Sáu đi rồi, Diệu kéo tấm màn che chổ ngủ của cô. Hai đứa tôi có khoảng không gian riêng tư để tâm tình. Tôi hỏi : -
- Còn bố đâu Diệu ?
Diệu buồn rầu trả lời:
- Bố em mất rồi. Bố chết rất thảm trên biển...
Diệu lấy tay dụi đôi mắt vì xúc động rồi kể cho tôi nghe hành trình vượt biển của cô : "Bố em đi tù cải tạo về vài tháng thì cùng mẹ và em vượt biên. Thuyền em có 43 người, gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Đi được sáu ngày, tàu chết máy, lênh đênh trên biển. Rồi một tàu hải tặc Thái áp sát. Chúng 13 tên trang bị nhiều vũ khí nhảy sang tàu em. Chúng lục soát tất cả mọi người, cướp hết mọi thứ vàng, bạc, nữ trang. Sau đó, chúng lôi các cô trẻ đẹp ra để thỏa mãn thú tính. Em cũng..." Diệu ngập ngừng không nói tiếp, rồi gục vào vai tôi. Tôi hiểu chuyện gì đã xảy ra cho Diệu. Tôi xúc động nắm chặt bàn tay Diệu, im lặng. Vài phút trôi qua, Diệu kể tiếp "Bố thấy em bị làm nhục thì nhào tới chống cự, bị hai tên hải tặc túm đánh, lấy súng nện liên tục lên đầu bố rồi ném xác bố xuống biển. Sau khi thỏa mãn, chúng về lại tàu rồi cho tàu húc lủng thuyền em. Nước tràn vào và thuyền lật. Em và mẹ mỗi người may mắn bám được một mảnh gỗ trôi vào bờ, được người Thái đưa vào trại Songkhla. Vào trại rồi em mới được gặp lại mẹ. Nghe mẹ nói, số người trên thuyền bị chết hết 23 người".
Kể xong chuyện buồn, Diệu im lặng, mắt có ngấn lệ. Tôi không biết nói gì để an ủi Diệu, chỉ biết bóp nhẹ bàn tay Diệu, im lặng cảm thông. Một lát sau, bổng Diệu ôm ghì lấy tôi, đôi mắt lá răm tuyệt đẹp nhìn sâu vào mắt tôi như hớp hồn tôi, rồi hôn tôi say đắm. Lần thứ hai tôi được Diệu chủ động hôn. Nụ hôn lần này kéo dài càng ngọt lịm bờ môi, truyền dẫn vào người tôi cảm giác đê mê, ngây ngất. Không tự chủ được trước hương sắc và sự nồng nàn của Diệu, tôi cũng ôm chặt cô, say sưa hôn lại. Diệu thỏ thẻ ngọt ngào bên tai tôi:
- Anh Quý. Em đã yêu anh từ hồi còn ở Thị Nghè.
Tôi cảm động :
- Sao em không nói cho anh biết ?
- Tại em thấy anh có vẻ không yêu em. Anh chỉ coi em như bạn. Anh có hỏi em, người em thật sự yêu là ai. Em không nói vì... chính là anh đó.
Lòng xao xuyến, tôi nói với giọng run run :
- Anh cũng yêu em... Chẳng qua hồi đó... anh có nhiều mặc cảm...
- Vậy bây giờ...anh yêu em đi...
Diệu vừa nói với giọng nhiều cảm xúc vừa quàng hai cánh tay trắng nõn nà quanh cổ tôi, kéo tôi cùng nằm xuống...Từ hôm đó, tôi luôn khăng khít bên Diệu. Một tuần sau, tôi có tên trong danh sách xuất trại đi đảo Galang, Indonesia. Ngày cuối ở bên nhau, Diệu tha thiết nói:
- Chúng mình đã có với nhau kỷ niệm đẹp tuyệt vời. Mai đây mỗi người một phương trời, chúng mình sẽ vẫn luôn nhớ đến nhau. Nha anh.
Tôi xúc động :
- Anh cảm ơn em...Anh sẽ nhớ mãi về tình yêu em dành cho anh.
Hôm sau, Diệu tiễn tôi lên đường. Phút biệt ly giữa hai người yêu nhau buồn não nuột. Diêu rươm rướm nước mắt. Chúng tôi ôm nhau thật lâu lần cuối. Tôi hôn lên hai má Diệu rồi lặng lẽ đi theo đoàn người chuyển qua Transit Center, đối diện với Trung tâm Phanatnikhom.
Ngoái nhìn lại, thấy Diệu vẫn còn đứng nhìn theo với đôi mắt buồn vời vợi, tôi giơ tay vẫy vẫy. Diệu vẫy tay lại. Chào biệt Diệu. Chào biệt cuộc tình đầu đời tị nạn !...





Tự Do Ơi...Tự Do !

Sau bốn ngày ở Transit Center, tôi và nhiều người được xe Bus chở đến một trạm chuyển tiếp gần thủ đô Bangkok, nằm chờ ba ngày.
Khi có chuyến bay, chúng tôi được phát mỗi người một túi thức ăn và lên xe Bus đến phi trường Bangkok. Cảnh đêm thủ đô Bangkok thật đẹp với muôn ánh đèn màu. Ngồi chờ ở phi trường hai tiếng thì đoàn người tị nạn lần lượt lên máy bay. Nửa tiếng sau, máy bay cất cánh. Lòng tôi phơi phới, vui như ngày lễ hội. Khoảng ba tiếng sau, máy bay đáp xuống phi trường Singapore. Hôm sau, chúng tôi được chuyển đến đảo Galang, Indonesia bằng thuyền lớn. Tại đảo, tôi gặp lại Viễn, đến trước tôi một tháng. Chúng tôi càng thân với nhau hơn. Rồi Viễn cũng lên đường đi Mỹ trước tôi. Nghe theo lời Viễn, tôi chuyển hồ sơ đi theo bảo lãnh của người anh bà con Viễn là anh Dương Minh Hiệp ở bang South Dakota.
Sau bốn tháng rưỡi ở Galang 2, học văn hóa Mỹ và thêm chút tiếng Anh, tôi được rời đảo ngày 21/4/1982. Ở thêm ba ngày trong trạm chuyển tiếp Singapore, tôi chính thức được lên đường đi định cư tại Hoa Kỳ ngày 24/4/1982.
Hành trình viễn xứ của tôi đã tới đích. Khát Vọng Tự Do của tôi giờ đây được toại nguyện. Tôi đã thật sự đặt bước chân lên miền đất Tự Do mà tôi hằng mong ước từ bao năm qua. Xin chào UNITED STATES OF AMERICA - Đất nước tự do, dân chủ, văn minh, nhân bản và giàu mạnh nhất thế giới. Một lần nữa, tôi thầm cảm tạ Trời cao thiêng liêng, Ông Bà, Cha Mẹ, Anh Chị Em linh hiển đã phù hộ cho tôi, trong hành trình nhiều gian truân, trắc trở, được may mắn chuyển nguy thành an. Tự Do ơi...Tự Do ! Tôi đã có được Người !
....
Xin cảm ơn Chính phủ Mỹ, Nhân dân Mỹ đã nhân ái dang rộng vòng tay đón nhận tôi và cưu mang tôi 28 năm qua.
Trưa nay, trời cuối thu se se lạnh, tôi đến viếng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam trong khuôn viên nghĩa trang Westminster, tọa lạc trên đại lộ Bolsa góc đường Hoover, quận Cam. Tôi cúi đầu thật lâu trước Tượng Đài để tưởng niệm tất cả vong linh Đồng bào Việt Nam đã bỏ mình trong Hành Trình Tìm Tự Do.
Đã có khoảng 200 ngàn người Việt tử nạn trên biển cả trùng khơi hay nơi rừng sâu, nước độc bởi đói khát, bão tố, biển động, hay hải tặc hãm hiếp, giết chết. Trước Tượng Đài có tấm bảng đồng ghi:
"Tưởng niệm đến hàng trăm ngàn Thuyền Nhân, Bộ Nhân Việt Nam đã chết trên đường tìm Tự Do, Nhân Phẩm, Nhân Quyền. Gợi nhớ về cuộc hành trình đầy đau thương và khổ nạn của hàng triệu người Việt rời bỏ Quê Hương sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 vì không chấp nhận chế độ Cộng sản. Lưu truyền chứng tích đến các thế hệ mai sau về nguyên nhân sự hiện hữu của người Việt tại Hoa Kỳ và các quốc gia Dân Chủ, Tự Do trên thế giới".

Tôi lại cúi đầu thật lâu trước Tượng Đài. Những Thuyền Nhân, Bộ Nhân đã chết trên đường vượt biển hay đường bộ để cho nhiều người thân ruột thịt được sống, được đến bến bờ Tự Do an toàn. Nhờ đó, ngày nay đã có hơn ba triệu người Việt được sống đời an bình, thăng tiến tại hải ngoại. Và mai đây, sẽ có biết bao nhiêu người con ưu tú của Tổ quốc Việt thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba trở về quê hương Việt không cộng sản, đem tài năng, kiến thức học được nơi xứ người để xây dựng nước Viêt nhanh chóng trở thành cường quốc.
Cá nhân tôi ngày rời xa quê hương, hành trang lên đường là ý chí của Tống Biệt Hành : "Ly khách! Ly khách! con đường nhỏ. Chí lớn không về, bàn tay không. Thì không bao giờ nói trở lại...". Nên tôi cũng đang âm thầm hoạt động trong một tổ chức chính trị, với hoài bão được đóng góp tất cả tâm trí, tài sức vào công cuộc đấu tranh chung của toàn dân Việt trong và ngoài nước, nhằm xoá tan bóng tối đêm đen trên quê hương Việt Nam. Cho những đau thương, thù hận của một thời nô lệ ngoại bang sẽ bị nhạt nhòa, tiêu tán vào dĩ vãng của lịch sử đã sang trang. Cho những xiềng xích, chuyên chế, hung tàn, bạo ác của cộng nô phải bị sụp đổ, tiêu vong. Cho viết lên trang sử mới của bình minh nước Việt ngày xanh tươi rạng rỡ, huy hoàng, kiến tạo nên một xã hội mới thật sự dân chủ, tự do, văn minh, nhân bản, công bình, bác ái để toàn dân Việt mãi mãi được sống an hòa, vui sướng, hạnh phúc.
Kính nguyện cầu Đấng Thiên Thựợng Đế tối cao và Hồn thiêng sông núi phù hộ cho toàn dân Việt sớm có ngày "đắc lộ thanh vân", đưa nước Việt lên đỉnh đài vinh quang thịnh trị ngàn đời.


- Ghi dấu 30 năm rời xa quê hương: 1980 - 2010


HUYÊN CHƯƠNG QUÝ
(Trích sách “Khát Vọng Tự Do”)